Vì một lá gan khỏe mạnh!

Thành phần - tác dụng của mật


     Mật là một chất lỏng trong suốt, có màu thay đổi tùy theo mức độ cô đặc và thành phần của sắc tố trong mật, có thể từ màu xanh tới màu vàng.
Sơ đồ đường dẫn mật ngoài gan
     Mật được sản xuất liên tục từ những tế bào gan, qua ống dẫn mật rồi được đưa xuống dự trữ và cô đặc ở túi mật, từ đó được bơm từ từ vào ruột trong các bữa ăn. Lượng mật được tiết ra hàng ngày khoảng 1 lít. Dịch mật chỉ được đưa xuống ruột khi ăn. Khi không có mỡ trong thức ăn, sự bài xuất mật sẽ giảm.
     Thành phần của mật bao gồm:
            + Muối mật là thành phần duy nhất của mật có tác dụng tiêu hóa thức ăn.Các tế bào gan bài xuất khoảng 0,5g muối mật mỗi ngày. Muối mật giúp nhũ tương hóa mỡ, tạo điều kiện cho sự hấp thu các sản phẩm tiêu hóa của chất béo. Muối mật cũng cần thiết cho sự hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K. Khi chức năng bài tiết mật của gan suy giảm sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa lipid, làm chất béo trong thức ăn bị đào thải hầu hết theo phân, đồng thời có triệu chứng thiếu các vitamin, đặc biệt là vitamin K.
            + Sắc tố mật :  Được gan sản xuất từ hemoglobin trong quá trình tiêu hủy hồng cầu ở gan. Stercobilin trong sắc tố mật có tác dụng nhuộm vàng những chất, dịch chứa nó. Vì vậy, phân bình thường có màu vàng. Khi sắc tố mật không xuống được ruột ( tắc mật, xơ gan...), sắc tố mật bị ứ lại làm phân mất màu vàng.
            + Cholesterol : là nguyên liệu để sản xuất muối mật. Cholesterol không tan trong nước, nhưng được nhũ hóa bởi muối mật và lecithin để ngăn cản sự kết tủa của nó.
               Lượng cholesterol trong mật phụ thuộc vào lượng mỡ ăn mỗi ngày. Do đó, nếu ăn quá nhiều mỡ trong một thời gian dài, có thẻ bị sỏi mật. Ngoài ra khi các tế bào biểu mô túi mật bị viêm mạn tính, dẫn tới hấp thu quá nhiều nước, muối mật và lecithin làm cho cholesterol không được nhũ hóa và bị kết tủa, dần dần hình thành sỏi mật.

      Khi chức năng gan suy giảm, làm ảnh hưởng đến sự bài tiết mật, từ đó ảnh hưởng đến việc tiêu hóa, đặc biệt là đối với các thức ăn nhiều dầu mỡ, làm cho người bệnh có cảm giác chán ăn, đầy bụng, ăn không tiêu, thiếu chất dinh dưỡng làm cơ thể mệt mỏi. Trong trường hợp này nên bổ sung các thực phẩm giúp bảo vệ tế bào gan, tăng cường chức năng bài tiết mật, lưu thông mật như : nhân trần ,  actiso, diệp hạ châu, rau má, cỏ nhọ nồi....Hiện nay các loại thảo dược này đã được bào chế dưới dạng các viên uống hay trà túi lọc rất tiện lợi, dễ dàng sử dụng lại có sự kết hợp làm tăng tác dụng, như trong các sản phẩm : Livpower plus , Refason, trà diệp hạ châu, liver well...http://lohha.com.vn/tpcn/ho-tro/gan-than/

Đặc điểm giải phẫu chức năng gan


          Gan là một tạng lớn nhất trong cơ thể nằm trong ổ bụng, nằm ở tầng trên mạc treo đại tràng ngang, trong ô dưới hoành phải, lấn sang ô dưới hoành trái và ô thượng vị. Bờ dưới gan chạy dọc bờ sườn phải, vì vậy ở người lớn không sờ thấy gan. Khi gan to có thể sờ thấy bờ này ở thành bụng trước, dưới bờ sườn phải.
         Gan có màu đỏ nâu, trơn bóng, mật độ hơi chắc, nhưng dễ bị nghiền nát, dễ bị vỡ. Gan người trưởng thành nặng từ 1400 - 1600gr, có 2 thùy phải, trái, được bao bởi một bao sợi liên kết.
        Gan được tạo nên từ những tế bào gan, mạch máu và đường mật trong gan. Đơn vị cấu trúc gan là các tiểu thùy , ở trung tâm mỗi tiểu thùy có một tĩnh mạch nối với nhánh tĩnh mạch cửa và đổ về tĩnh mạch gan, từ đó có các dãy tế bào gan tỏa ra thành hình nan hoa. Xen vào giữa các dãy tế bào gan là các ống dẫn mật nhỏ và lưới mao mạch nan hoa dẫn máu từ quanh tiểu thùy về tĩnh mạch trung tâm.
        Đơn vị chức năng của gan là  khoảng cửa. Máu từ các động mạch gan, máu tĩnh mạch từ ruột mang theo những sản phẩm tiều hóa chảy qua lưới mao mạch nan hoa. Sau khi trao đổi với tế bào gan , máu này tiếp tục đổ về tĩnh mạch trung tâm tiểu thủy rồi qua tĩnh mạch trên gan, đổ về tĩnh mạch chủ để về tâm nhĩ phải.
        Mật do tế bào gan tiết ra sẽ đổ vào các ống mật nhỏ, từ đó dẫn tới ống dẫn mật chính ngoài gan và đến dự trữ tại túi mật- thuộc đường dẫn mật phụ. Túi mật có vai trờ lưu trữ và cô đặc dịch mật trước khi chảy vào tá tràng.